Ring ring
00:08 | 23/01/25
Trang Chủ
Wap Tai Game - Bệnh viện online, kho mẹo vặt trong cuộc sống, giúp bạn sống tốt hơn-Wap Tai Game
Nhóm: Bệnh Ngoài Da
Phòng ngừa các tổn thương bàn chân: Khi phát hiện bất cứ tổn thương gì
ở bàn chân thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ ngay, tuyệt đối không được
tự điều trị vì nếu điều trị không đúng cách thì từ một tổn thương nhỏ
cũng có thể trở thành một tổn thương lớn, phải cắt cụt chân.

Các biện pháp chung

Bỏ hút thuốc lá hoàn toàn, càng sớm càng tốt.

Kiểm soát thật tốt đường máu với mục tiêu HbA1C nhỏ hơn hoặc bằng 6,5% và không để đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.

Điều trị kịp thời các biến chứng mắt, thận, thần kinh do ĐTĐ.

Phát
hiện sớm biến chứng mạch máu ở chân. Ngày nay có nhiều phương pháp thăm
dò hiện đại như siêu âm Doppler, chụp mạch… có thể phát hiện được hầu
hết các tổn thương mạch máu ở chân từ giai đoạn sớm nhất. Nếu có thì
phải điều trị ngay bằng tất cả các biện pháp có thể.

Điều trị
phòng xơ vữa động mạch bằng các thuốc hạ lipid máu, aspirin. Hiệu quả
của một số thuốc được cho là làm tăng tuần hoàn như praxilene,
torental… còn nhiều tranh cãi.

Một số biện pháp đề phòng loét chân


Mỗi
tối nên dành ra 3-5 phút để kiểm tra bàn chân xem có chỗ nào bị xước,
phồng rộp… hay không. Dùng một chiếc gương nhỏ để kiểm tra những chỗ
khó quan sát.

Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ,
sau đó lau khô từng ngón chân bằng loại khăn hoặc gạc mềm, lau kỹ kẽ
giữa các ngón chân. Nhớ phải thử nhiệt độ nước bằng tay, không được thử
bằng chân. Không nên ngâm chân trong nước.

Có thể xoa chân bằng các thuốc mỡ để giữ cho da ẩm và mềm nhưng không nên bôi vào kẽ giữa các ngón chân.

Cắt
móng chân thẳng, tránh cắt sát các góc móng mà nên dùng các giũa để
giũa. Nếu phát hiện móng mọc đâm vào trong thì báo bác sĩ  ngay.

Không nên bôi các loại thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh hoặc dán các tấm cao lên chân. Không nên chườm ấm hoặc chườm điện chân.

Luôn giữ ấm chân, buổi tối nên đi tất lỏng đi ngủ, mùa đông nên đi tất ấm và đi giày.

Không hút thuốc lá hoặc ngồi gập chân vì có thể làm giảm máu đến chân.

Điều trị biến chứng thần kinh và mạch máu. Uống aspirin hàng ngày phòng xơ vữa động mạch.

Một số lời khuyên về việc chọn giày và tất

Không bao giờ được đi chân trần kể cả ở trong nhà để hạn chế nguy cơ bị chấn thương chân.

Chọn
giày cẩn thận: nên đi mua giày vào buổi tối khi chân to nhất, chọn giày
vừa cả chiều rộng, chiều dài, vừa cả gót và mõm. Tránh các kiểu giày
mũi nhọn hoặc gót cao. Nên đi giày da. Khi đi giày mới thì chỉ nên đi
mỗi 2-3 giờ thì phải kiểm tra chân một lần vì có thể bị sưng phỏng chân
mà không biết. Trước khi xỏ chân vào thì nên kiểm tra bằng tay phía
trong giày. Không nên buộc dây giày quá chật hoặc quá lỏng.

Khi có biến dạng bàn chân thì nên đặt đóng loại giày được thiết kế riêng.

Nên
đi tất khô và sạch, thay tất hàng ngày. Nên chọn các loại tất cotton
mỏng đi mùa hè, tránh các loại tất có lỗ hoặc có nếp nhăn.

Tốt
nhất là bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên về bàn chân mỗi năm 1 lần để được
kiểm tra phát hiện nguy cơ bị loét chân cũng như được hướng dẫn các
biện pháp đề phòng loét chân. Những biện pháp này có thể rất đơn giản
nhưng nếu được thực hiện đúng và đủ thì hiệu quả sẽ rất lớn, có khi cứu
được cả tính mạng và cuộc sống của bạn.

Điều trị vết loét bàn chân

Đầu
tiên và quan trọng nhất là phải kiểm soát đường máu thật tốt. Khống chế
được đường máu trong vùng an toàn sẽ hạn chế được rất nhiều nguy cơ bị
loét bàn chân, đồng thời làm tăng khả năng liền được vết loét.

Cải
thiện tình trạng cung cấp máu cho vết loét, nhất là các vết loét do
nguyên nhân thiếu máu bằng thuốc ví dụ uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch
thuốc buvasodil, hoặc nong đoạn mạch máu bị hẹp hoặc mổ bắc cầu nối
động mạch đi qua chỗ hẹp. Tổn thương mạch máu càng nặng thì khả năng
liền được vết loét càng thấp.

Làm giảm áp lực tại các vị trí bị
loét do áp lực lớn có vai trò rất quan trọng với việc phòng ngừa các
vết loét do biến chứng thần kinh. Có thể phải phẫu thuật tạo hình lại
bàn chân, loại bỏ những chỗ chai chân, sau đó cho bệnh nhân đi những
loại giày dép được thửa riêng.

Điều trị tích cực khi có dấu hiệu
nhiễm trùng bằng một hoặc nhiều loại kháng sinh thích hợp, tốt nhất là
lấy mủ tại vết loét đem đi cấy để xác định loại vi khuẩn và loại kháng
sinh có tác dụng tốt với vi khuẩn đó. Đồng thời phải tích cực cắt lọc
tổ chức hoại tử, rạch đường thoát mủ và dịch bẩn, thay băng hàng ngày.
Hiệu quả điều trị sẽ cao hơn khi có sự tham gia hoặc có ý kiến của bác
sĩ ngoại khoa.

Các vết loét rộng, đã bị nhiễm trùng nặng gây
hoại tử bàn chân hoặc viêm xương bàn chân thì phải được xem xét chỉ
định cắt cụt sớm, tránh để muộn có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Lưu ý
rằng viêm xương được coi là một biến chứng nặng và thăm khám lâm sàng,
chụp Xquang thông thường rất khó phát hiện trong 2 – 3 tuần đầu.

Tóm
lại: Các biến chứng bàn chân ở BN ĐTĐ là rất đa dạng và thường do nhiều
nguyên nhân phối hợp. Các tổn thương này dù rất nhỏ nhưng nếu không
được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì sẽ nặng lên rất nhanh và BN
có nguy cơ rất cao bị cắt cụt chân. Điều trị các biến chứng bàn chân ở
BN ĐTĐ phải là điều trị toàn diện cả về thay đổi lối sống, dùng thuốc,
chăm sóc tại chỗ, đôi khi cần phẫu thuật. Tuy nhiên nếu chăm sóc tốt
bàn chân, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa (có khi rất đơn
giản) có thể làm giảm được rất nhiều tỉ lệ bị cắt cụt chân

Theo suckhoe&doisong